Khách hàng không phải thượng đế

Chúng ta vẫn thường nghe câu “khách hàng là thượng đế” nhưng liệu hiện nay chúng còn được như thế? Chúng ta thường bị quen với câu nói này mà mối quan hệ giữ nhân viên và khách hàng vẫn đi theo lối mòn truyền thống. Vậy, với sự phát triển như ngày nay, việc thuận mua –  vừa bán được đánh giá là như thế nào? Hãy cùng Thiết kế web ở Thái Nguyên tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Khách hàng không phải là thượng đế có nghĩa là gì?

Khách hàng không phải thượng đế

“Khách hàng là thượng đế” hiểu nôm na là nhân viên luôn là người phải chiều lòng khách hàng. Khách hàng khó tính cũng phải bán, khách hàng chưa có nhu cầu cũng cố bán,..Trước khi khách hàng mua sản phẩm nhân viên phải chăm sóc, tư vấn về tất tần tật mọi thứ liên quan. Cũng có trường hợp khách hàng hỏi rất nhiều nhưng cuối cùng không mua. Trong khi mua hàng thì được hưởng cách ưu đãi, chính sách của doanh nghiệp. Sau khi mua hàng được chăm sóc thường xuyên.

Nhưng, tại sao hiện nay khách hàng không còn là thượng đế?

Tại sao khách hàng không phải là thượng đế?

Nói như vậy không phải là chúng ta thờ ơ với khách hàng mà là chúng ta đang cân bằng hóa sự mua và bán một cách hợp lý nhất.

Có phải trước kia, nếu bạn là nhân viên bán hàng bạn mỗi khi có khách bạn làm tất cả mọi thứ chỉ để bán được hàng. Dù cho khách khó tính, dù khách so sánh sản phẩm với đối thủ,.. bạn vẫn cố thuyết phục họ. Bởi vì TIỀN. Chính điều này, khiến nhân viên luôn gặp áp lực về vấn đề doanh số. Vì vậy mà sự chăm sóc tận tâm ấy lại, sự nhiệt tình quá đó khiến khách hàng có suy nghĩ trái ngược.

  • Nhân viên luôn gặp áp lực:

Có nhiều nhân viên bán hàng vì áp lực doanh số mà tư vấn sản phẩm cho những người thực sự không cần. Tư vấn nhiệt tình quá khiến khách hàng buộc lòng phải mua và không quay lại.

  • Khách hàng thiếu hợp tác:

Đối với khách hàng, họ thấy rõ được sự “thảo mai” khi nhân viên tư vấn sản phẩm. Họ thừa biết, nhân viên luôn vì lợi ích cá nhân của họ mà làm tâng bốc sản phẩm trong khi không quan tâm liệu sản phẩm có phải là cái mà khách hàng cần. Chính vì sự nhiệt tình quá, nếu không mua hàng thì thái độ nhân viên thay đổi 180 độ thậm chí còn bị mắng.

Khách hàng phải là món quà của thượng đến thay vì.

Với nghệ thuật bán hàng khéo léo như hiện nay, để quản lý nhân viên hiệu quả; người ta không coi khách hàng là thượng đế mà người ta coi “Khách hàng là món quà của thương đế”.

Khi đó, cả nhân viên và khách hàng đều không vui vẻ gì khi cứ lừa dối nhau. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi quan điểm đó ngay lập tức. Thay vì nhân viên tư vấn tràn lan, không đúng mục đích của khách hàng thì nên biết họ cần gì và sản phẩm nào là phù hợp. Đối với khách hàng đâu là địa chỉ uy tín với nhân viên thực sự có TÂM.

Đây cũng đang là bài toán dành cho các chủ doanh nghiệp khi phải cân bằng 2 yếu tố này. Làm thế nào để khách hàng quay lại với mình và làm thế nào để duy trì được lương doanh số đã đặt ra? Doanh nghiệp nên sử dụng các phương pháp khác để “chinh phục khách hàng. Hãy đặt mình vào vị trí của nhau để hiểu được tâm lý để dễ dàng hơn trong mua bán.

Lúc đó sẽ ra sao?

Khách hàng không phải thượng đế

Khi 2 bên không còn áp lực, cả nhân viên và khách hàng sẽ tương tác với nhau nhiều hơn. Việc mua hàng dễ dàng hơn bao giờ hết; hơn nữa còn giúp họ trở thành khách hàng quen thuộc mà giới thiệu bạn bè đến doanh nghiệp bạn.

Đối với mỗi người, khi tìm đúng sản phẩm mình cần chúng sẽ chẳng ngần ngại mua hàng; hơn nữa còn giới thiệu cho nhiều người biết tới. Tuy nhiên, nếu nhận thấy ở nhân viên sự tư lợi cá nhân mình sẽ không mua ngay lập tức vì mình thấy rõ họ đang lợi dù mình.

Đây cũng là cách nâng cao kỹ năng, sự chuyên nghiệp trong bán hàng mà nhân viên và doanh nghiệp cần có.

Qua bài viết trên Thiet ke web oto Thai Nguyen hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều bài họ kinh nghiệm cho mình. Cùng với đó, nên hiểu và cảm thông cho nhau để quá trình mua và bán diễn ra tự nhiên nhất. Để khách hàng không phải là thượng đế mà khách hàng là món quà của thượng đế nhé!

Chúc các bạn thành công!!

Mời bạn đọc tiếp bài viết: Đối phó với khách hàng khó tính như thế nào mới hiệu quả?