Phân tích tâm lý khách hàng “cực chất”

Khách hàng là người có điều kiện ra quyết định mua sắm; là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì thế, để kinh doanh thành công bạn cần nắm rõ và phân tích tâm lý khách hàng từ đó khiến họ phải mua sản phẩm của bạn. Đó là cách duy nhất, là chìa khóa vàng để đi tới quyết định mua hay không mua của khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cùng Thiết kế web Thái Nguyên nhé!

Tại sao cần phân tích tâm lý khách hàng

Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng  “Tại sao cần phân tích tâm lý khách hàng?” để làm gì; nếu như chúng ta kinh doanh sản phảm chất lượng và có chiến lược marketing hiệu quả.  Đồng ý rằng những yếu tố đó không thể thiếu được; nhưng việc phân tích tâm lý khách hàng sẽ đạt doanh số khủng cho bạn.

Cụ thể như: Phân tích tâm lý khách hàng là lĩnh vực đào sâu nghiên cứu những suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc quan điểm của khách hàng; đến cách người đó ra quyết định mua hàng. Để hiểu được khách hàng thường lựa chọn những sản phẩm dịch vụ nào? Điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm của doanh nghiệp này mà không sử dụng sản phẩm của công ty khác,.. Những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng và việc của chúng ta là nắm bắt và lôi kéo khách.

Mẹo phân tích tâm lý khách hàng “cực chất”

Theo đó, việc phân tích tâm lý khách hàng rất đa dạng và khó để nắm bắt. Vì vậy, cần có những mẹo để khiến quá trình đó đơn giản hơn dễ áp dụng hơn. Samivietnam.com sẽ chia sẻ với bạn những bước cơ bản để phân tích tâm lý khách hàng sau:

1. Phân loại nhóm khách hàng

Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng là bạn phải phân loại nhóm khách hàng. khi phân loại bạn sẽ có cách tư vấn, chăm sóc với mỗi nhóm khách hàng là khác nhau. Từ đó, họ sẽ thấy được sự tân tâm của bạn mà trở thành những khách hàng quen thuộc với doanh nghiệp bạn. Nếu bạn không phân loại khách hàng bạn sẽ khó có thể năm bắt tâm lý họ để phân tích đúng đắn họ. Vì thế, đừng bỏ quên bước này nhé!

2. Kiểu khách hàng khó tính

Đây là kiểu khách hàng “khó nhằn” và đáng sợ nhất đối với nhiều nhân viên tư vấn. Tuy nhiên, hãy thật tự tin giới thiệu với họ về sản phẩm; những trải nghiệm và phản hồi của sản phẩm. Khi họ có những thành kiến sai, cổ hủ hay thậm chí là cực đoan với sản phẩm bạn nên giữ thể diện cho họ và từ từ thuyết phục.

Với kiểu khách hàng này họ thường tỏ những thái độ phản kháng và từ chối người khác; tuy nhiên nhiều khi họ khó tính thì khó tính nhưng họ vẫn mua. Cái quan trọng bạn cần thuyết phục họ bằng tất cả những ưu điểm, tính năng và chât lượng tốt nhất của sản phẩm.

3. Kiểu khách hàng dễ tính

Theo như Thiet ke web oto Thai Nguyen nhận thấy, kiểu khách hàng dễ tính thường có tính cách thân thiện khi hợp tác, họ sẵn lòng nghe bạn trình bày. Tuy nhiên, để thuyết phục họ mua hàng thì không phải là điều đơn giản. Họ rất biết cách hợp tác và khôn khéo trong giao tiếp; khi họ thân thiện họ sẽ nhận được sự quý mến và tận tâm của bạn. Từ đó bạn sẽ không cảm thấy áp lực khi chăm sóc và tư vấn họ; hãy chân thành và khiêm tốn bạn sẽ “hạ gục” được họ.

4. Kiểu khách hàng không biết mình cần gì

Đây là kiểu khách hàng chưa sử dụng sản phẩm hoặc là muốn có nhiều thông tin từ bạn nên họ “không biết mình cần gì”. Vì thế, bạn nên làm tốt vai trò tư vấn của mình; bạn phải nhanh chóng xác định họ muốn mua sản phẩm như thế nào, giá cả ra sao. Bằng cách đưa ra các sản phẩm phù hợp và họ sẽ quyết định mua hay không. Khi họ đang phân vân bạn nên nhanh nhảu phân tích ưu điểm của cái này, ưu điểm của cái kia để “buộc” họ chọn 1 trong 2. Đây cũng là chiến thuật của rất nhiều nhân viên tư vấn đấy.

Ngoài việc tập trung vào một sản phẩm cụ thể, bạn cần phải chú trọng đến việc tư vấn và phát triển dịch vụ khách hàng.

5. Kiểu khách hàng quan đến thương hiệu và ưu đãi

Kiểu khách hàng cuối cùng cũng là tâm lý chung của mọi người khi quan tâm đến thương hiệu và ưu đãi. Khi chọn mua sản phẩm họ sẽ ưu tiên và thích thú chọn những sản phẩm có ưu đãi. Vì thế, khi thư vấn cho họ bạn nên đưa ra những ưu đãi hoặc phiếu giảm giá để họ quan tâm.

Nếu khách hàng quan tâm tới thương hiệu, bạn cần trình bày sao cho họ thấy những thương hiệu khác không những chất lượng mà giá cả phải chăng. Từ đây, bạn nên nhấn mạnh vào chính sách bão hành, chất lượng,..nhằm mang lại sự tin tưởng của họ.

Qua những Mẹo phân tích tâm lý khách hàng trên, hi vọng bạn sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm cho công việc nhé!

Chúc các bạn thành công!!

Mời đọc thêm bài viết: Cách phân loại khách hàng cho dân telesale